Được tạo bởi Blogger.
Bài Viết Mới

Tổng hợp những quán cà phê ngon Buôn Ma Thuột

Không phải chỉ ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk mới có cà phê nhưng khi thưởng thức ở đây, người ta như tìm lại được hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Bất kể ai có dịp đến với thành phố Tây Nguyên này đều muốn được một lần được thưởng thức hương vị cà phê đậm chất Ban Mê. Tuy không thể định nghĩa một cách rõ ràng nhưng khi đã một lần nhấp thử sẽ chẳng thế nào quên được vị thơm lừng, khác biệt.
Ở thành phố được coi là thủ phủ cà phê này, việc mời đi uống cà phê là một nét văn hóa, một phong cách sống. Quán cà phê có mặt ở hầu khắp các con phố ở Buôn Ma Thuột, từ những đường chính như Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Mai Hắc Đế, Nguyễn Du, Y Ngông và Phan Chu Trinh đến những ngõ hẻm nhỏ bé, quanh co hay lũng dốc.

Suối Ba Hồ (Khánh Hòa)


Suối Ba Hồ thuộc địa phận thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, nằm ở phía Bắc Tp. Nha Trang. Từ Nha Trang theo quốc lộ 1A ra hướng bắc chừng 25km, ngay dưới chân đèo Rọ Tượng rẽ trái vào chừng 3km là đến khu du lịch sinh thái Ba Hồ, thuộc xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Đây là con đường đất đỏ nhỏ hẹp, càng vào sâu càng xấu, khó lái xe. Dọc đường là những ngôi nhà nhỏ bé, bề ngang lớn hơn bề sâu, thấp lè tè, cái xây gạch không tô tường, cái vách đất, được bao bọc bởi những vườn cây trái không mấy tươi tốt.

Tới khu du lịch Ba Hồ, ta như “lọt” vào khoảng không gian tĩnh lặng, chốc chốc lại có tiếng chim ríu rít gọi nhau đâu đó trong những tán lá rừng. Cặp bên phải con đường trước ban quản lý khu du lịch và quầy giải khát là con suối nhỏ róc rách chảy xuyên cánh rừng rồi ra ruộng, đìa tôm, băng qua quốc lộ 1A và chảy ra đầm Nha Phu.



Có một tấm bảng xi măng giả cẩm thạch đen nằm khuất trong đống bao cát, phải vẹt ra mới đọc được dòng chữ: “Suối Ba Hồ có độ cao – rộng khác nhau, sinh động và hấp dẫn được nhân dân nơi đây gọi là danh thắng Suối Ba Hồ".

Suối Ba Hồ là một con suối bắt nguồn từ đỉnh Hòn Sơn có độ cao trên 660m so với mực nước biển, rồi chảy giữa hai triền núi đá xuống, gặp những chỗ bằng phẳng trên triền núi tạo thành ba chiếc hồ ở độ cao khác nhau, nên người ta gọi là Ba Hồ. Hạ nguồn suối chảy vào cánh đồng thôn Phú Hữu và đổ ra đầm Nha Phu. Đây là điểm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách, những người mà ưa thích du lịch mạo hiểm.

Lội bộ một đoạn gần một cây số ngược dòng nước trong mát lạnh của con suối len lỏi giữa những tảng đá lớn, nhỏ, lô nhô, chen chúc nhau thì đến hồ đầu tiên. Hồ này rộng khoảng 100 mét vuông, cảnh quan khá nên thơ, không gian thoáng đãng, dường như bao nhiêu mỏi mệt tự nhiên tan biến, thấy lòng nhẹ nhõm. Nước hồ trong xanh, cây cối bao quanh um tùm, rì rào khúc nhạc gió miên man.

Nhưng người địa phương cho hay, vào mùa mưa, hồ này có ngọn thác cao chừng 5 mét, nước tuôn xối xả xuống mặt đá tảng trơn bóng, chảy tràn con suối rộng chia thành nhiều nhánh bởi những tảng đá lớn.

Khách nhàn du chỉ nên đến đây vào mùa trước tháng Tư âm lịch; sau đó, tuy chưa phải mùa mưa, những những cơn mưa giông trên đầu nguồn có thể ập về đột ngột, nước lũ hung hãn đổ xuống sẽ là mối nguy cho du khách vì không có đường thoát.

Men theo sườn dốc núi, lên đến hồ thứ nhì, êm đềm, phẳng lặng; vẫn một cảnh quan hấp dẫn người thành thị. Nhưng khi leo đến hồ thứ ba thì cảnh quan trở nên hấp dẫn lạ thường với khá nhiều hang động nhỏ. Dòng nước trắng xóa của ngọn thác từ trên cao đổ ầm ào xuống lòng hồ không ngơi nghỉ. Lòng hồ trên cao này rộng, có thể cho hàng trăm người cùng tắm một lúc. Nhảy ùm xuống hồ, nước mát lạnh, xóa tan bao mệt nhọc sau nửa ngày trời đi bộ và leo trèo, ngồi bên bờ hồ thoảng đưa trong gió hương thơm dìu dịu của những nhánh lan rừng hoang dã.

Trên tấm bảng to đùng treo trước hàng hiên văn phòng của Khu du lịch Ba Hồ, người ta quảng cáo: Thú vị hơn khi được du ngoạn rừng nhiệt đới, tắm suối và thác nước hùng vĩ, thuê cần câu cá, bi-da, bơi thuyền, tổ chức cắm trại cuối tuần, khu nhà nghỉ, quầy lưu niệm và quầy giải khát. Nhưng thực tế thì ở đây chỉ có một quầy giải khát với chiếc tủ kính đựng vài ba thức uống thông dụng, chẳng có người phục vụ, mái lá lỗ chỗ nắng trời chiếu rọi!



Một nhân viên ban quản lý tâm sự: “Cảnh quan đẹp nhưng Ba Hồ khó phát triển du lịch vì năm nào cũng bị lũ lụt, đường từ quốc lộ 1 vào quá xấu”. Nhưng người bạn cùng đi với chúng tôi, vốn là dân Nha Trang đi xa lâu ngày trở về thì tiếc rẻ nói, ngày xưa Ba Hồ cùng với suối Tiên, suối Đổ ở Diên Khánh, suối nước nóng Dục Mỹ... luôn hấp dẫn người dân địa phương, nhất là giới thanh niên, học sinh du ngoạn dã ngoại vào những ngày nghỉ lễ, tết mà không ai sợ chuyện lũ lụt nguy hiểm vì hồi ấy rừng đầu nguồn hãy còn nguyên vẹn...

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Thời báo kinh tế Sài Gòn, TCDL...

Sơn Đoòng- Top du lịch hấp dẫn nhất thế giới (Quảng Bình)


Chuyên mục Du lịch của tờ The New York Times (Mỹ) bình chọn Quảng Bình, Việt Nam vào top 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2014.
Theo đó, Quảng Bình đứng ở vị trí thứ 8/52 điểm đến và đứng 1/12 điểm đến trong khu vực châu Á.

Lý do tạp chí này chọn Quảng Bình vì nơi đây có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới. Hiện Công ty Oxalis - có trụ sở đặt tại thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình - đã đứng ra tổ chức tour du lịch mạo hiểm khám phá hang này bắt đầu từ tháng 8-2013.



The New York Times mô tả hang Sơn Đoòng rộng lớn đến nỗi có thể chứa được một tòa nhà cao tới 40 tầng. Du khách còn bất ngờ trước những khối thạch nhũ khổng lồ với đường kính lên tới 260m trong hang.

Phần mái của hang động bị sụp từ nhiều thế kỷ trước đã khiến cây cối mọc um tùm trong hang thành một khu rừng xanh tươi, ở đó có những cây cao to tới 100m. Phía xa xa, du khách còn quan sát được hệ động vật phong phú trong hang như chim mỏ sừng, khỉ và loài cáo bay. Các loài này được khám phá lần đầu tiên vào năm 2009.

Các tour khám phá hang Sơn Đoòng sẽ hạn chế số lượng khách, mỗi tháng chỉ đi được bốn chuyến loại 6 ngày 5 đêm/chuyến và số lượng khách trong năm chỉ khoảng 220 người. Đây là tour dành cho những du khách có sức khỏe tốt và toàn bộ chi phí một tour trên 6.000 USD (tương đương 127,7 triệu đồng).



Trước đó, trong tháng 9-2013, đơn vị tổ chức Công ty Oxalis cho biết số chỗ đặt tour thám hiểm hang động này trong năm 2014 đã kín.

Ngoài ra, du ngoạn trên du thuyền khám phá sông Mekong (đặc biệt là cuộc hành trình trên du thuyền Avalon Angkor khám phá địa phận TP.HCM, Việt Nam - tỉnh Xiêm Riệp, Campuchia) cũng được tạp chí The New York Times bình chọn đứng ở vị trí 35/52 điểm đến và đứng 9/12 điểm đến trong khu vực châu Á.

Theo The New York Times, đứng ở vị trí đầu tiên trong 52 điểm đến là thành phố Cape Town, Nam Phi, nổi tiếng với địa danh núi Bàn. Trải qua 6 triệu năm xói mòn đã hình thành nên phần chóp bằng phẳng độc đáo của núi Bàn với độ cao 1.086m so với mực nước biển. Ngọn núi được xem là biểu tượng của Nam Phi, từ núi Bàn có thể phóng tầm mắt ra khắp thành phố Cape Town.



Khu vực núi Bàn còn sở hữu khoảng 1.470 loài thực vật và nhiều loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Trong năm 2011, núi Bàn chính thức được Tổ chức New Open World  công bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Đứng vị trí thứ 2 và 3 trong 52 điểm đền lần lượt thuộc về thành phố Christchurch, New Zealand và vùng North Coast, bang California, Mỹ.

Sơn Đoòng lọt top 12 hang động kỳ vĩ nhất thế giới

Ngày 9/1/2014, tạp chí du lịch Business Insider (Mỹ) công bố danh sách 12 hang động kỳ vĩ nhất trên thế giới, trong đó có tên hang Sơn Đoòng nổi tiếng của Việt Nam.



Tạp chí Business Insider giới thiệu rằng: Hang Sơn Đoòng của Việt Nam hiện là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, được kiến tạo từ khoảng 2 - 5 triệu năm trước bởi dòng sông ngầm dưới dãy núi đá vôi. Hang có chiều rộng 150m, cao hơn 200m, dài ít nhất 5km.

Danh sách 12 hang động kỳ vĩ nhất do Business Insider bình chọn còn có hang Ngọc Lục Bảo (Thái Lan), Waitomo Glowworm (New Zealand), Crystal Caves of Naica (Mexico), Blue Grotto (Italia), Fingal (Scotland), Lascaux (Pháp)…

Du lịch, GO!

Hang Ông Giáp (Quảng Bình)


Ngược con đường 10 huyền thoại, chúng tôi lên xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy), ghé thăm lại nơi đã từng in dấu chân Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm xưa, nơi người dân Vân Kiều vẫn gọi nó bằng cái tên trìu mến - "Hang Đại tướng", nơi mà câu chuyện về vị Đại tướng lừng danh vẫn được bà con kính cẩn lưu giữ và kể cho nhau nghe.

Ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) có một quần thể hang động tuyệt đẹp mang tên hang Ông Giáp. Đó là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng trú ẩn làm việc và bộ đội Trường Sơn nghỉ chân trước khi hành quân vào chiến trường miền Nam.


< Trên bức tường đá phía đông của hang vẫn còn rõ dòng chữ: "1- 1972- đoi co".

Người Vân Kiều xã Ngân Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) tự hào kể rằng bản làng họ là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đến thị sát một thời gian để nghiên cứu địa hình, tìm cách chi viện cho chiến trường miền Nam vào những năm 1972-1973. Ngày đó, Đại tướng từng ở trong hai hang động dọc rặng núi đá vôi Khe Sung, cạnh đường 10 nối đông và tây Trường Sơn.

Từ “nhà hát lớn” của bộ đội Trường Sơn

Chúng tôi được anh Hồ Lâm Hậu, người địa phương, dẫn đường vào hang Ông Giáp. Đó là một hang động nước, phần ngoài được tôn cao để kê bục làm việc. Nước trong hang không biết từ nguồn nào nhưng trong vắt, lội ngập thắt lưng. Qua một ngách nhỏ là một buồng hang lớn, rộng chừng 30 m, đi sâu đến 50 m, trong đó là thế giới của thạch nhũ lung linh, vàng óng, đẹp đến mê hồn. Dulichgo



< Lối vào hang Ông Giáp ở Khe Son đầy thạch nhũ với nhiều hình thù lạ lẫm, đẹp mê hồn.

Một trong những người già nhất vùng là ông Hồ Văn, năm nay đã 80 tuổi, cho biết trước đây hang động này có tên là hang Khe Sung, vì con suối chảy ra từ hang động có nhiều cây sung. Nhưng sau ngày Đại tướng vào ở để làm việc, người dân tự đặt tên và gọi là hang Ông Giáp một cách tôn kính để ghi nhớ công lao của vị tướng tài ba của dân tộc.

Thật ra, trong vùng còn có một hang động khác cũng được đặt tên là hang Ông Giáp, đó là hang ở Khe Son, cách hang Khe Sung chừng 1 km. Đấy là một khu phức hợp kỳ công đầy tuyệt tác của thiên nhiên.

Chúng tôi được người dân địa phương vạch rừng tìm đến, đường dẫn lên hang có 150 bậc cấp dưới tán cây rậm rạp. Vết tích trên tường ghi là xây dựng trong những năm 1970. Dòng chữ màu đỏ ghi “Sở chỉ huy” vẫn còn tươi nguyên. Các con số ngày tháng vẫn còn lộ rõ. Muốn vào hang động phải lách qua một ngách nhỏ, chỉ một người mới chui qua lọt.

Chúng tôi lách người khẽ bước vào, một hành lang rộng rãi dẫn vào một khán phòng khổng lồ. Trong đó đủ cho khoảng 500 người cùng làm việc, có lỗ thông hơi hút khí từ ngoài vào. Đang ở trời nóng bức, vào khán phòng được hưởng không khí mát rượi. Khán phòng được xây dựng tường dày, đổ mái bằng, trên các bức vách vẫn còn đó đường dây điện đài, dấu tích của một thời chưa xa. Theo lối dẫn nhỏ, chúng tôi lên tầng hai của hang động, lối xây cất kiên cố, chắc chắn, trên đó rộng hơn ở tầng dưới, đủ chỗ cho cả ngàn người. Dường như mọi việc của mấy chục năm trước chỉ vừa diễn ra từ hôm qua, thấy đâu đó một không khí nhộn nhịp cho chiến dịch đánh vào Hạ Lào của mùa khô 1972 năm xưa.



Đi ngược lên dãy núi Khe Sung chừng một cây số nữa chúng tôi gặp hang Văn Công, một hang động thoáng rộng, nhiều thạch nhũ kỳ lạ. Nơi đây, các đoàn quân ra trận vào Nam từng ghé lại để thưởng thức các tiết mục văn nghệ do các văn công biểu diễn.

Cựu chiến binh Đinh Tấn Lực, người từng phục vụ trong hang Văn Công trước đây, cho biết: “Chúng tôi hát trên bục cao, dưới lòng hang là vài ngàn bộ đội, có khi con số lên đến cả 3.000 trong lòng hang này. Nhiều khi đang diễn văn nghệ, máy bay địch đến do thám, rồi trút bom nhưng mọi sự vẫn an toàn, bộ đội vẫn nghe hát để ngày mai lên đường”. Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, nói: “Đó là những cơ sở an toàn và vững chắc, bí mật và bất ngờ, kín đáo để bộ đội yên tâm hành quân, nghỉ ngơi và điều dưỡng”.

Đến nơi dừng chân của vó ngựa Cần Vương

Bản Cửa Mẹc cũng thuộc xã Ngân Thủy, nằm dưới dãy núi Cửa Mẹc hùng vĩ, nơi đó có hang Vàng sừng sững trải qua hàng triệu năm với nhiều dấu tích thời gian. Tương truyền, thời kỳ Cần Vương, khi bôn tẩu ra tây Quảng Bình và Hà Tĩnh, vua Hàm Nghi đã từng ghé hang này trú chân. Ở đây, người Vân Kiều trong vùng vẫn truyền ngôn câu chuyện về đoàn tùy tùng xa giá đã chôn trong hang một khối lượng lớn vàng trong đó.



Chuyện kể rằng những năm cuối thế kỷ 19, có hai người Vân Kiều lạc vào hang, đốt đuốc trú trong đó ba ngày. Ngoài trời mưa tầm tã, nước ở trên đỉnh núi trôi tuột vào lòng hang, chảy xối xả ở một lỗ thông hơi, dòng nước xói dần bụi bặm đất đai ở góc hang. Trong ánh lửa bập bùng, thấy lóe lên vật dụng màu vàng, hai người Vân Kiều liền đến xem và phát hiện nhiều đồng tiền vàng, một số kiếm báu, các đồ đồng. Họ về kêu dân làng đi đào, phát hiện rất nhiều vàng trong hang.

Thời đó có một thủ lĩnh trong vùng theo tiếng gọi Cần Vương đã đến động viên dân bản nộp lại cho người đại diện của vua Hàm Nghi từ Minh Hóa vào. Họ nộp hết cho nhà vua. Và từ đó hang Vàng được định danh.

Câu chuyện cứ hư hư, thực thực. Chúng tôi hỏi những người Vân Kiều già ở Cửa Mẹc như ông Hồ Vừ (75 tuổi) thì được trả lời: “Mình nghe người xưa kể thế chứ chưa thấy vàng trong đó bao giờ. Chắc bố mình hay ông nội mình thấy mới kể cho mình nghe thôi”.

Chúng tôi bước vào bên trong hang Vàng. Một không gian lộng lẫy, cổ xưa hiện ra. Quanh hang có đến ba cửa và bốn lỗ thông hơi tự nhiên. Nơi cao nhất khoảng 50 m, rộng nhất hơn 40 m. Có một buồng hang ở tầng thứ hai rộng đến 70 m, nơi đó được dùng làm khán phòng hội họp thời chiến, có thể chứa hơn 2.000 người. Điều đặc biệt của hang động này là được cải tạo, xây dựng nền hang bằng phẳng để làm nơi chứa hàng và nghỉ ngơi tránh bom đạn. Trên vách hang có đề từ một bài thơ bằng nét than của bộ đội ngày xưa: “Trăng lên đỉnh núi trăng tà/ Sao không đứng đó xem ta bốc hàng/ Bên anh thi với bên nàng/ Đố ai ghi được chữ vàng chiến công”.

Thạch nhũ trong hang vẫn còn nguyên vẹn với những cột trụ tự nhiên cao hàng chục mét, những bức tường thạch nhũ chạy dài ngút ngát. Chúng không cũ nát vì khói thuốc của bom đạn mà vẫn tươi nguyên những tí tách từ dòng nước trên đỉnh núi.



< Bức tường thạch nhũ ở hang Vàng.

Sự cuốn hút của hang Vàng còn có một dấu ấn khác. Ở cuối căn phòng hơn 1.000 m2 là vương quốc của loài dơi. Chúng đông dễ chừng đến cả hàng triệu con. Tiếng đập cánh của chúng vù vù như tiếng động cơ trực thăng bên tai. Dưới nền đất là bãi phân của chúng dày đến 3 cm. Người dân địa phương nói vào khu vực đó không nên hút thuốc hoặc dùng lửa, nếu không coi chừng ngọn lửa sẽ bùng lên bởi nơi đây chứa đầy khí metan do phân dơi sinh ra. Thấy động, đàn dơi đang nằm treo tít trên trần hang bỗng giật mình vỗ cánh bay loạn xạ từng lớp, từng lớp ngỡ như không bao giờ hết.

Có thể nói vẻ đẹp nguyên sơ của hang Ông Giáp và hang Vàng vẫn còn nguyên sơ, kỳ vĩ. Tuy vậy, các hang động ở đây đang gióng lên nỗi lo cần được bảo vệ. Hang Ông Giáp ở Khe Sung đang bị bôi bẩn bởi những người địa phương đưa bia và thực phẩm vào ăn nhậu. Trong khi đó, hang Ông Giáp ở Khe Son lại bị ai đó vẽ bẩn lên mặt tường. Đó là chưa nói hang Văn Công hiện đang bị người dân tìm bẻ thạch nhũ về làm hòn non bộ. Duy chỉ có hang Vàng ở Cửa Mẹc là nguyên vẹn vì người trong vùng không cho người lạ vào phá phách.

Du lịch, GO!

Vườn Quốc Gia Phú Quốc (Phú Quốc- Kiên Giang)


Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam. Đảo ngọc Phú Quốc vẫn giữ nguyên nét hoang sơ và bầu trời tươi mát, trong sạch dù lượng du khách ghé thăm ngày càng thêm đông đảo.Không chỉ hút hồn khách du lịch bởi những Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Khem, mũi Gành Dầu, Dinh Cậu, suối Tiên, suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn… , hòn đảo thanh bình này còn sở hữu Vườn quốc gia Phú Quốc – khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất ở đây.

Từ độ cao 500m – đỉnh núi mây nhìn xuống một màu xanh thẳm của rừng cây trải dài lớp lớp và viền bởi màu xanh sậm của biển, tít tắp đến chân trời. Phía trái, thấp thoáng trong mây là dãy núi Tà Lơn của tỉnh Kampot, Campuchia, phía phải mờ mờ xanh vùng đất Hà Tiên thập cảnh.



Từ thị trấn Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang) ngược lên bắc đảo khoảng 20 km đến Ngã ba Biên Phòng. Dulichgo

Càng đi sâu vào Vườn quốc gia Phú Quốc, càng say sưa trước sự huyền diệu của rừng xanh. Vườn rộng tự nhiên 31.422 ha, được quy hoạch thành 3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính – dịch vụ – nghiên cứu khoa học. Trải từ bắc đến trung đảo, vườn khá đa dạng với nhiều hệ sinh thái quý hiếm.



Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Phú Quốc khá phong phú với hơn 530 loài thực vật. Thảm thực vật ở đây cốt tử là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài bao gồm: các loài cây đại mộc ao khoảng 20-30 m làm thành một sinh tầng cao như tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa, có gốc cây tới 2-3 người ôm. Ngoài ra còn có các loài phong lan quý như Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi… , các loài thảo dược quý gồm hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo  nhân trần, đỗ trọng, sa nhân… và một số loài sống ký sinh khác như dương xỉ, dây leo bông trắng…



Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm 150 loài động vật gồm 12 chi, 69 họ, 365 loài chim, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng , khỉ bạch , vượn pillê…; 4 loài chim được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát , trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước… Dulichgo



Con đường quốc phòng màu đất đỏ và màu lá cây rụng, ngoằn ngoèo vươn lên cao, có nơi băng đèo, một bên vách núi một bên vực biển sâu, lâu lâu thấy một bầy khỉ băng qua đường. Rừng kín mít hai bên, dù chưa tới “đỉnh trời”, nhưng không khí mát khoẻ khoắn cứ phả vào sảng khoái.

Cuối con đường dài 20 km này là vạt rừng sát biển, nơi tận cùng đất nước, lại lạc vào “thiên thai” khi nhìn thấy một cây tùng mọc chồm ra hướng biển. Lá tùng nhỏ như kim, từng chòm màu xanh đậm in trên nền trời xanh lam, khiến như lạc vào một xứ sở huyền thoại nào đó qua những bức tranh thuỷ mặc. Dulichgo



Thảm thực vật khổng lồ này có hàng hàng lớp lớp thực vật ký sinh. Phong lan, dương xỉ… đeo bám trên lưng chừng cành. Dây leo bông trắng nổi bật trên thân cây xù xì, xám mốc, hàng bao nhiêu đoá rơi rụng tạo một nền trắng muốt phủ trùm mặt đất.

Đường lên thiên thai của Từ Thức xưa không biết ra sao nhưng đường tới thiên thai ở đây khá vất vả, nhất là khi đến thác Đá Ngọn. Vượt hồ Dương Đông (nơi cung cấp nước sinh hoạt cho thị trấn đảo ngọc) bằng xuồng máy composite khoảng 20 phút là tới chân suối Đá Ngọn.



Suối Đá Ngọn có thác Đá Ngọn với 7 tầng. Cuối tháng 11 dương lịch, trong khi suối Đá Bànsuối Tranh – hai suối nổi tiếng Phú Quốc được nhiều người thăm quan – khô kiệt nước thì suối Đá Ngọn và 7 ngọn thác của nó lúc nào cũng ồn ào.

Con đường từ chân suối đến ngọn thác thứ tư toàn đá, đủ hình thù, kích cỡ. Vượt chặng này đến những tảng đá phẳng phiu, thoải mái ngắm phong lan, dương xỉ. Như lạc vào thiên thai khi bắt gặp mấy cây tùng mờ mờ sương khói.



Dọc đường, từ những khe đá nhô lên những đoá hoa trang rừng đỏ tươi, hoa mua mọc dài theo suối khoe sắc tím. Cuối con đường lên núi cao mệt nhọc, khách lãng du nhào xuống suối tắm, nước mát lạnh thật sảng khoái. Tựa lưng vào vách đá dưới chân thác để từ trên cao, dòng thác trắng xoá dội xuống cổ, lưng mát-xa tự nhiên. Sau đó tha hồ tung tăng trong hồ nước rộng tầm 200m2. Hoặc có thể, mỗi người một cần thả suối câu cá lóc, cá mè. Gom mớ cành khô, nhóm bếp lửa nướng cá suối, nhấm nháp rượu sim rừng…

Đỉnh núi Chúa và suối Đá Ngọn vẫn còn hiếm người đến được, nếu mở được tour du lịch hoàn chỉnh sẽ có bao người bước tới được thiên thai!

Theo: Du lịch, GO! tổng hợp từ internet.

Huyền thoại Núi Nam Giới (Thạch Hà- hà Tĩnh)


Nhắc đến trầm tích văn hóa miền hạ lưu Thạch Hà, hàng trăm du khách xa gần không thể quên vẻ đẹp dãy núi Nam Giới. Dãy núi giấu trong lòng bao pho sử thi huyền thoại mà con người càng khám phá, càng ngưỡng mộ.

Từ bến cảng Cửa Sót (Hà Tĩnh), đi thuyền chưa đầy mười phút, du khách đã đặt chân lên dãy núi Nam Giới. Đây là một dãy núi dài, từ bao đời sừng sững, uy nghi, dầu nắng hay mưa vẫn ngút ngàn màu xanh bất tận. Núi Nam Giới không chỉ có cây cỏ, chim thú, núi non mà còn có những ngôi đền cổ kính. Dưới chân núi, sóng vỗ rì rào, sóng dờn dợn mơn man, càng tô thêm vẻ đẹp biển và núi, nhất là những lúc mặt trời vừa ló lên từ đằng đông trong hơi sương bảng lảng.

Theo nhận định của học giả Bùi Dương Lịch, cách đây 2 thế kỷ, “Sông Hoàng Hà đi qua các xã Hoa Mộc và Dương Luật rồi chảy ra biển”. Một nguồn tư liệu cũ khác chép lại: “Ngày xưa, núi Mộc Sơn (Hòn Mốc) tức là hữu Nam Giới. Cửa bể phía Nam núi ấy, nhưng về sau, sông bể đổi dời, dòng nước lấn lên phía Bắc”. Còn các bậc cao niên thường truyền ngôn cho con cháu mình: ngày xưa, đó là một lạch sông chảy qua các xã Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Hải. Hiện nay, còn có khe nước cũ chảy qua xã Thạch Bàn, đây là chứng tích của dòng sông cũ. Rõ ràng doi đất Kim Đôi ngày trước gắn với ngọn núi Long Ngâm.




Vẻ đẹp của núi Nam Giới đã khiến bao tao nhân, mặc khách tìm đến ngâm thơ, thưởng nguyệt. Những áng văn sáng rỡ như ánh trăng đêm rằm của Cử nhân Lưu Công Đạo thuở xưa, cho tới nay, người đời đọc lại vẫn thấy lung linh: “Bên hữu cửa bể là núi đất Kim Đôi, một dãy cát vàng từ núi Côn Bằng chảy ngang qua cửa bể. Trên khúc sông ấy có đồn binh, chợ, thuyền bè san sát, bến thuyền bốc khói, tỏa mờ mặt sông. Chiều hôm, mặt trời sắp xuống khỏi núi đằng Tây, mặt sông đèn lửa nổi lên lập lòe. Chập tối, thuyền đánh cá dong buồm về bến, nhìn qua cảnh ấy, kẻ có tâm hồn thường ứng họa, trong lòng cảm thấy thư thái, phiêu bồng”.



< Cửa Sót và dãy núi Nam Giới thuộc huyện Lộc Hà.

Nhà vua Lê Thánh Tông ham thích du sơn, du thủy và có tâm hồn thi sĩ thường ứng tác đề thơ nhiều danh thắng. Tại vùng biển núi Nam Giới, hai câu thơ của vua Lê Thánh Tông vẫn còn được lưu truyền: Dulichgo

Sáng qua tỉnh mộng giang hồ,
Cưỡi bè những muốn lên xô cửa trời.

Người xưa đã ví núi Nam Giới như một bức bình phong, trong bức bình phong tưởng chừng như trầm tịch, cô liêu lại chẳng bao giờ ngưng lặng âm thanh. Từ thuở hồng hoang, khi bình minh lên đã nghe ríu rít chim gọi đàn, trong chiều tà đã nghe tiếng vượn hú gọi con. Chim và thú được núi Nam Giới nuôi dưỡng và núi cũng đẹp hơn, lãng mạn hơn, khi được góp thêm làn nhạc của muôn loài. Dường như đã sinh ra núi lớn thường có nhiều hang động. Núi Nam Giới cũng vậy. Trời đất đã ban cho dãy núi dài nhiều hang đá kỳ vĩ. Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, tiếng suối chảy róc rách hòa nhịp với tiếng sóng ngoài khơi vỗ bờ, khiến bao cảnh vật bị thôi miên trong một thế giới tiên cảnh.



Không phải bây giờ mà hàng trăm năm trước, Nam Giới đã được khách thập phương tìm đến, ngoài thú vui tao nhã còn là hoài niệm, tưởng vọng, thành kính nét đẹp văn hóa tâm linh.

Đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi còn gọi là đền Vũ Mục hay là Linh Cổ (Trống thiêng) và khu đất mà đền tọa lạc này cũng được gọi là núi Linh Cổ. Không biết ngọn núi cao bao nhiêu, nhưng các nhà khảo cứu từ xa xưa khẳng định rằng: “Ngọn núi cao nhất phía Đông bắc, hình như trán rồng. Liền ở dưới có một dải sông, núi hình như vòi rồng. Hai bên tả hữu có hai tảng đá hình như mắt rồng. Dưới núi có ao lộ thiên rộng vài mẫu và rất sâu hình như miệng rồng. Xung quanh ao toàn là cỏ rậm và bùn lầy không thể vào được. Hai bên có hai nhánh núi ôm quặp lại, hình như hai chiếc râu rồng. Nước ao chảy quanh co, quanh núi ra bể. Ngoài biển lại nổi lên một ngọn, chắn ngang, sóng kêu ầm ầm như sấm động”.



Phần Bắc của dãy núi Nam Giới là hòn Lố và ngọn Long Ngâm, cách nhau một eo nước sâu, lúc thủy triều dâng thì ngập nước, gọi là Eo Lói.

Một hành khách từ Nam bộ khi đến Khu di tích đền thờ Lê Khôi đã thốt lên: “Tôi thực sự ngưỡng vọng khi đền Đại vương được trùng tu trang nghiêm, cổ kính để làm sống niềm tự hào trang sử dân tộc. Tôi thấy rất sảng khoái khi tận mắt xem các bãi đá tự nhiên dưới chân núi”.

Quả đúng như vậy, bước xuống Eo Lói, du khách sẽ ngỡ ngàng với những hòn đá kỳ diệu, mà cổ nhân đã đặt tên: đá Trồng, đá Hến, đá Nhọn, đá Giường. Cạnh hòn Lố là hòn Môi, nhìn xa chẳng khác gì một ngôi nhà nổi trên mặt nước. Ngoài hòn đá Tượng chồng cao, phía trên có suối chảy róc rách là một quần thể đá Am, đá Lố, đá Ngựa… Tất cả như muốn gửi tặng du khách một nụ cười tươi tắn.



< Đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi.

Phía Tây ngọn Long Ngâm là đền Chiêu Trưng, phía Đông đỉnh núi có hai nền đất bằng phẳng, hình chữ nhật. Theo truyền thuyết, đời Hùng Vương, chàng Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung, sau những lần đi vãn cảnh đã mê đắm chốn này, bèn chọn làm nơi tu tiên, đắc đạo và đặt tên cho ngọn núi là Quỳnh Viên. Thực ra, gọi Quỳnh Viên hay Quỳnh Sơn thì cũng là tên cũ của núi Nam Giới. Núi Nam Giới càng dài bao nhiêu càng vẽ nên những bờ cát mơ mộng bấy nhiêu, không ít những bãi cát trong nay mai sẽ là điểm dừng chân dài ngày cho du khách. Gần cuối mỏm núi, giáp đất Dương Luật (xã Thạch Hải) hiện vẫn còn một miếu thờ nhỏ gọi là đền thờ Đức Thánh Mẫu. Những ngày lễ tết, dân chúng vẫn thường đến ngôi đền thiêng này dâng lễ vật và cầu phúc, cầu tài, cầu lộc.

Tiếp giáp với ngọn Long Ngâm là ngọn Nam Sơn, trên cũng có một ngôi đền Thánh Mẫu. Dân bản xứ ở đây thường quen gọi là đền Nam Sơn. Dulichgo



Ngôi đền tuy nhỏ, nhưng cảnh quan thật diệu vợi. Ngọn Hỏa Hiệu thấp, nhỏ nhưng ít ai biết rằng đây là cứ địa “đốt lửa trại” của tướng sĩ khi quân giặc đến. Tại núi này còn có một ngôi miếu khác, người ta dành riêng để thờ thần Cá Voi. Theo quan niệm của ngư dân vùng biển, họ ngàn đời tôn quý cá voi, với những ngôn từ xưng hô rất trịnh trọng là “Ông” hay “Ngài”. Không ít ngư dân khi gặp hoạn nạn, đắm thuyền đã được cá voi cứu vớt. Từ ngọn Nam Sơn, thế núi thấp dần. Tận cùng cánh núi này là vùng đất Thạch Bàn, Thạch Hải. Dưới chân núi có những địa danh nghe rất ngộ như: Áng Gát, Áng Vôi, gành Trôốc Men, đá Rùa…, với nhiều ngọn “tiểu khê” được gọi là: khe Su, khe Máng, Hau Hau. Trong các dòng “tiểu khê” quen thuộc ấy, dân ở đây vẫn rất quý khe Hau Hau, bởi nước trong vắt, được lọc từ trong khe đá. Dòng nước khe này ít khi cạn, xanh như mắt ngọc, uống mát và ngọt. Một lần, có ông vua đi qua, dân đưa cung tiến bầu nước này, được vua tấm tắc khen.



< Ngoài cùng là núi Long Ngâm – nơi rồng vươn ra biển.

Trầm tích về dãy núi Nam Giới gắn với những di tích lịch sử văn hóa không chỉ là niềm tự hào cho người dân vùng hạ lưu huyện Thạch Hà mà còn là điểm sáng du lịch của Hà Tĩnh từ bao đời nay. Núi còn là “điểm tựa” cho cư dân những vùng bãi ngang như Thạch Bàn, Thạch Đỉnh trong việc cung cấp nguồn nước sạch về tận mỗi gia đình, qua hệ thống đường ống được lắp đặt theo chương trình nước sạch quốc gia. Tiếc thay, nhiều năm qua, nạn khai thác đá bừa bãi tại quần thể núi Nam Giới đang làm cho cảnh quan nơi đây bị xâm hại nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho con người, nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Theo Phan Thế Cải (Hà Tĩnh 24h)
Du lịch, GO!

Quốc Lộ 14 cơ bản đã hoàn thiện


  
Đó là trao đổi của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng với Tuổi Trẻ sau chuyến thăm, thị sát tình hình thực hiện dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 và dự án mở rộng đường băng sân bay Pleiku (Gia Lai) ngày 11-3.

< Hầu hết quốc lộ 14 đến nay đã được thảm nhựa, kẻ sơn... không còn là “con đường đau khổ” kéo dài suốt nhiều năm qua. 

Bộ trưởng Thăng nói: “Bản thân tôi cũng nhận được nhiều thông tin người dân kêu ca về quốc lộ 14. Tuyến đường này rất quan trọng với Tây nguyên nhưng vì nhiều lý do phải thi công kéo dài. Nhưng về tiến độ chung thì vẫn đảm bảo.
Ngoài việc nguồn vốn khó khăn, mặt bằng chưa được bàn giao kịp thì năng lực của các nhà thầu cũng là lý do làm người dân bức xúc.



< Đoạn thuộc Gói thầu số 2, dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Kon Tum - Pleiku. 

Trước việc này, gần đây Bộ GTVT đã cương quyết “trảm” các nhà thầu kém năng lực, cắt bớt khối lượng và thực hiện nhiều biện pháp mạnh nên đường đến nay đã cơ bản rất đẹp, mặt đường láng nhựa xe chạy rất ổn định. Đây là tín hiệu rất đáng mừng”.





















Đoạn Quốc lộ 14 nằm giữa Gia Nghĩa và Dak Song- Gần Khu di tích Nâm Nung

Báo cáo với bộ trưởng, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết giai đoạn 2 của dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 đoạn từ Tân Cảnh (Đắk Tô, Kon Tum) kéo dài về Chơn Thành (Bình Phước) có tổng chiều dài 553km đã thảm nhựa được trên 470km, các đoạn đi qua các đô thị hiện nay đã đưa vào sử dụng trên 130km. 
Dulichgo

Đến đầu tháng 3, đang là giai đoạn lý tưởng của thời tiết mùa khô Tây nguyên nên tất cả nhà thầu, các đơn vị đã tập trung tối đa máy móc, nhân lực để phấn đấu đưa tuyến đường này về đích trước tháng 6-2015.


 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2013. Chia sẻ kinh nghiệm du lịch - All Rights Reserved
Share by Download Templates
Proudly powered by Blogger